Thời đại số khiến cho một số khái niệm dần xuất hiện mà các bạn trẻ thực sự cần quan tâm đến như “dấu chân số”, “danh tính số”…
“Khi mỗi chúng ta tham gia nền tảng internet, chỉ gõ một từ khoá tìm kiếm, bình luận trên mạng xã hội, hoặc xem một bức ảnh hay phim trên Youtube… thì tất cả đều được lưu lại và trở thành ‘dấu chân số’. Những ‘dấu chân số’ ấy sẽ không thể xóa bỏ và là một tập hợp tạo nên ‘danh tính số’ của bạn", ông Hùng nói.
TS Hùng cho hay, vì “dấu chân số”mà “quyền được lãng quên”không còn. Minh chứng là một số nhân vật khi bắt đầu thành danh thì bị cộng đồng mạng “đào mộ”lại quá khứ và ảnh hưởng rất nhiều.
“Ở đời thực, chúng ta có quyền được lãng quên. Nhưng trên mạng, khi chúng ta đã lưu lại dấu chân số thì dường như không còn quyền đó nữa. Vậy cần phải ứng như xử thế nào?”, TS Hùng đặt vấn đề.
TS Hùng và nhóm nghiên cứu cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn đối với sinh viên là sự ảnh hưởng đến uy tín cá nhân trong đời sống thực, bị mạo danh, bị dụ dỗ trên mạng... Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau tốt nghiệp đại học. Bởi các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin về ứng viên trên internet, và nếu tập hợp “dấu chân số” mang lại ấn tượng xấu về “danh tính số” của ứng viên thì cơ hội được tuyển dụng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
TS Hùng cho rằng để phát triển năng lực số cho sinh viên, trường ĐH nên có những môn học chuyên biệt, tích hợp nội dung này vào chương trình đào tạo trong các môn học, trong từng học phần.
Từ năm 2020, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực số cho học sinh, sinh viên”. Dự án đã tích hợp các nội dung đào tạo kỹ năng số từ chương trình của Tập đoàn Meta vào học phần “Nhập môn Năng lực thông tin”, đồng thời xây dựng khung năng lực số đầu tiên ở Việt Nam dành cho sinh viên.
Trường cũng đã thiết kế một số môn học đặc thù cho việc phát triển năng lực số như Năng lực thông tin, Nhập môn tin học ứng dụng, Năng lực số nâng cao…
PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng năng lực số của giới trẻ ngày càng trở nên thiết yếu, để thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn.
“Với chuyển đổi số, công nghệ số rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là con người. Chúng ta cần những con người có những tư duy phù hợp để sử dụng, vận hành các công nghệ số”.
Theo ông Sơn, năng lực số cần được đưa vào chương trình giảng dạy ở các bậc học khác nhau, với nhiều cấp độ tiếp cận khác nhau và cần thường xuyên có các chương trình khảo sát, đánh giá năng lực số dựa trên các khung năng lực số tương ứng với các nhóm đối tượng cụ thể.
" alt=""/>Sinh viên để lại 'dấu chân số' có thể bị ảnh hưởng cơ hội việc làmHoạt động này do hai tổ chức đối tác của Oxfam triển khai gồm Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) và Trung tâm Nghiên cứu Công tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng (SDRC). Theo kế hoạch, DRD và SDRC sẽ phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và chính quyền địa phương để hỗ trợ trao tiền cho người lao động.
“Đây là bằng chứng cho thấy mối quan hệ đối tác bền chặt giữa New Zealand và Việt Nam”, ông Joseph Mayhew, Đại biện lâm thời Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam nói. “Sáng kiến thiết thực này sẽ góp phần giảm bớt những tác động của Covid-19 đối với người lao động và gia đình họ. Tôi tự hào chia sẻ rằng, thông qua Quỹ Đại sứ New Zealand, chúng tôi đã hỗ trợ được hơn 3.000 phụ nữ trên khắp Việt Nam bị tác động bởi Covid-19 trong năm vừa qua”.
“Thụy Sĩ luôn sát cánh cùng Việt Nam vượt qua đại dịch Covid. Trước đó, Thụy Sĩ đã viện trợ cho Việt Nam số trang thiết bị y tế trị giá 5,5 triệu USD (126 tỷ đồng). Hôm nay, Đại sứ quán Thụy Sĩ vui mừng thông báo khoản đóng góp nhân đạo nhằm hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương ở thành phố Hồ Chí Minh, thông qua hợp tác với tổ chức Oxfam và SDRC”, bà Vanessa Di Giorgi, tùy viên ngoại giao, Đại sứ quán Thụy Sĩ nói.
“Chúng tôi đánh giá cao sự đoàn kết chung tay của các đại sứ quán trong việc hỗ trợ người dân trong hoàn cảnh khó khăn để không ai bị bỏ lại phía sau. Hỗ trợ nhân đạo là một chương trình quan trọng trong chiến lược quốc gia của Oxfam. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định các ưu tiên hàng đầu trong việc hỗ trợ cộng đồng phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19 ”, ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia Oxfam tại Việt Nam chia sẻ.
Bảo Đức
Lô vắc xin tổng cộng 2,6 triệu liều AstraZeneca đã về đến TP.HCM, được viện trợ từ nguồn dự trữ của Đức như Thủ tướng Angela Merkel đề xuất với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
" alt=""/>New Zealand, Thuỵ Sĩ, Oxfam hỗ trợ người lao động di cư bị ảnh hưởng bởi Covid